Vietcombank 'ôm' đất vàng, lãng phí suốt 15 năm, nên trả lại cho nhà nước
Dự án có 3 mặt tiền hiếm hoi nằm trên khu đất vàng tại nút giao Trần Thái Tông – Tôn Thất Thuyết được Hà Nội giao cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) từ năm 2008 để xây trụ sở. Tuy nhiên, trải qua hơn 15 năm, dự án vẫn để hoang, trở thành nơi tập kết rác thải.
Tại phiên đấu giá quyền sử dụng đất năm 2008, lô đất nêu trên có mật độ xây dựng 54%, tầng cao trung bình cho phép là 15, chức năng sử dụng "thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc".
Vietcombank là đơn vị trúng giá quyền sử dụng đất với mục đích xây dựng trụ sở làm việc. Đơn vị này đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với 265 tỷ đồng, đã được bàn giao đất và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khu đất vàng trung tâm quận Cầu Giấy bị Vietcombank bỏ hoang nhiều năm
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong những Ngân hàng lớn tại Việt Nam, do nhà nước sở hữu cổ phần chi phối.
Trong quá trình khảo sát để tư vấn, phản biện đối với các dự án Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản. Luật Đất đai… cũng như giám định xã hội đối với lĩnh vực này, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và các đơn vị thành viên đã nhận thấy nhiều vấn đề pháp lý nảy sinh xung quanh việc chậm tiến độ trong triển khai, xây dựng dự án của Vietcombank.
Điều khiến dư luận đặt câu hỏi, sau nhiều năm bỏ hoang dự án, vào năm 2012, UBND TP Hà Nội từng khẳng định, lô đất của Vietcombank tại Khu đô thị mới Cầu Giấy để hoang hóa từ năm 2008 là vi phạm khoản 12, Điều 38 của Luật Đất đai.
TP Hà Nội cũng yêu cầu UBND quận Cầu Giấy rà soát quy chế đấu giá và biên bản bàn giao đất tại thực địa đối với đơn vị trúng đấu giá để lập hồ sơ thu hồi theo quy định.
Tuy nhiên, đến nay sau hơn 10 năm trôi qua, khu đất này vẫn chưa bị thu hồi.

Cây lớn mọc như là thước đo thời gian cho sự chậm trễ không hẹn ngày của dự án.
Đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với cơ quan liên quan xem xét, hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật khác liên quan để đưa quỹ đất vào sử dụng hiệu quả, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đáng chú ý, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, báo cáo thực trạng các dự án có sử dụng đất, nhưng chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích, lãng phí đất đai.
Trước đó vào tháng 10/2021, UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành rà soát, lập hồ sơ xử lý đối với các dự án đã được gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo quy định của Luật Đất đai, nhưng vẫn chưa đưa đất vào sử dụng.
Theo Báo cáo số 20/BC-HĐND về kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND Thành phố thực hiện Kết luận giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, HĐND Thành phố Hà Nội cho biết, tính đến tháng 5/2021 trên địa bàn Thành phố có 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai. Trong đó có dự án của Vietcombank. Nhưng nay đã năm 2024, dự án vẫn nằm đó “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Có lẽ đến nay, mảnh đất vàng với vị trí đắc địa chỉ có một công dụng duy nhất là bãi chứa rác thải sinh hoạt của người dân quanh khu vực và nơi nuôi gia cầm của một số hộ dân lân cận.
Một dự án bỏ hoang đất ngót gần 2 thập kỷ, gây lãng phí lớn tài nguyên đất đai, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển đô thị của thành phố; gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng; trật tự văn minh đô thị…
Được biết, Chủ đầu tư đã nhiều lần thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng, nhưng vẫn không đưa đất vào sử dụng.Là doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối, thiết nghĩ, ngân hàng Vietcombank nên gương, chủ động bàn giao lại đất cho nhà nước, để tránh lãng phí tài nguyên chung.
Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”.
Cùng chủ đề
Lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 3/2024 mới nhất
Tin ngân hàng ngày 26/12: Các ngân hàng mua lại hơn 26.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn
Làn sóng hạ lãi suất tiết kiệm của hàng loạt ngân hàng
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2022 ngân hàng Vietcombank mới nhất
Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2022 ngân hàng Vietcombank

BSR - Hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh
17/07/2025, 09:30
Giá cà phê hôm nay 16/7: Tăng thêm 200 đồng, giao dịch dè dặt
16/07/2025, 11:06
Vietjet mở bán vé đường bay mới kết nối Đà Nẵng với Kuala Lumpur
15/07/2025, 16:08
Giá cà phê ngày 15/7: Tiếp tục đi ngang ở mức 90.300 đồng/kg
15/07/2025, 10:20
Giá cà phê ngày 14/7: Tiếp tục giữ ở mức 90.300 đồng/kg
14/07/2025, 10:03
Đề xuất tiếp tục giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường với xăng
11/07/2025, 15:08
Giá cà phê ngày 10/7: Đi ngang, dao động 93.300–93.800 đồng/kg
10/07/2025, 10:32
Giá tiêu ngày 9/7: Ổn định vùng 138.000–142.000 đồng/kg
09/07/2025, 10:59
UOB tăng dự báo GDP Việt Nam thêm 0,9 điểm %
09/07/2025, 10:24Vietjet mở đường bay mới đến Tây An cổ kính: Kết nối hai miền di sản Việt Nam – Trung Quốc
Rộn ràng mùa du lịch hè, Vietjet khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Tây An (Trung Quốc), thêm lựa chọn mới cho hành trình khám phá văn hóa, ẩm thực và kiến trúc độc đáo của hai thành phố có bản sắc văn hóa, lịch sử đặc biệt của hai nước.
Việt Nam áp thuế với một số sản phẩm thép HRC Trung Quốc
Mức thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc dao động từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ ngày 6/7/2025 và kéo dài 5 năm.
Cùng Vietjet bay thẳng tới Thành Đô, đắm chìm vào di sản văn hóa Trung Hoa
Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet tiếp tục khai trương đường bay kết nối thủ đô Hà Nội với Thành Đô (Trung Quốc). Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt và nhận được nhiều lời chúc mừng từ người dân và du khách ở hai địa phương, hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Vinamilk tiếp lửa đam mê, tôn vinh sáng tạo tại sự kiện điện ảnh Châu Á
Từ ngày 29/6 đến 5/7/2025, Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III) chính thức diễn ra tại thành phố biển Đà Nẵng. Đồng hành cùng sự kiện có ý nghĩa đặc biệt của ngành điện ảnh châu Á, Vinamilk kỳ vọng sẽ lan tỏa mạnh mẽ tinh thần sáng tạo – đổi mới, đồng thời nuôi dưỡng thế hệ tài năng trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng mạnh nửa đầu 2025
6 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm, thủy sản ghi nhận xuất khẩu 33,84 tỷ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ, thặng dư thương mại gần 10 tỷ USD.
Giá tiêu hôm nay 2/7: Lên mức 154.000 – 157.000/kg
Giá tiêu hôm nay 2/7 tăng nhẹ 500 – 1.000 đồng/kg, phổ biến 154.000 – 157.000 đồng/kg. Xuất khẩu có tín hiệu khởi sắc, nguồn cung trong nước tiếp tục giảm.
Những nhóm đối tượng không chịu thuế VAT theo Nghị định mới
Từ ngày 1/7, Nghị định số 181/2025/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực, quy định rõ ràng các trường hợp không thuộc diện chịu thuế VAT.
Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%
Theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, mặt hàng xăng được giảm thuế từ 10 xuống còn 8%. Do đó, giá xăng đã giảm tại kỳ điều hành ngày 1/7/2025.
Giá tiêu hôm nay 30/6: Tăng nhẹ, giao dịch đạt 128.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 30/6 tăng nhẹ lên 128.000 đồng/kg. Giao dịch ổn định, thị trường chờ tín hiệu xuất khẩu rõ nét trong tháng tới.