Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới
Rác thải nhựa đang được xem là hiện tượng báo động đỏ, trở thành vấn đề cấp bách tại các nước Đông Nam Á cũng như trên toàn cầu.

Việt Nam là một trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất trên thế giới.
Rác thải nhựa đang là thách thức toàn cầu và gây ô nhiễm đại dương, bờ biển, sông ngòi và các tuyến đường thủy nội địa khác, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế của các cộng đồng ven biển. Chỉ riêng 6 trong 10 nước Asean, thải ra 31 triệu tấn rác nhựa trên biển mỗi năm. Vì vậy, đây là một thách thức rất lớn trong khu vực. Nhiều quốc gia đang có những nỗ lực rất quan trọng để giải quyết mối lo ngại này.
Thông tin được chia sẻ tại buổi tập huấn “Nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi về giảm ô nhiễm nhựa đại dương” ngày 21/7 cho thấy, Việt Nam là một trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất trên thế giới.
Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tính trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nilon. Mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần nhưng số lượng được xử lý là rất ít.
Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8% - 12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11% - 12% số lượng chất thải nhựa, túi nilon được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường.
Trong khi đó, theo báo cáo “Nhựa: chi phí đối với xã hội, môi trường và nền kinh tế năm 2021” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) chỉ ra, việc xã hội lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn làm suy giảm nền kinh tế.
Chi phí xã hội, môi trường và nền kinh tế đối với nhựa được sản xuất trong năm 2019 là 3.700 tỷ USD, cao hơn GDP của Ấn Độ. Nếu không có hành động cấp thiết được triển khai, chi phí này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2040, tương đương 85% chi tiêu toàn cầu cho y tế trong năm 2018, cao hơn GDP của Đức, Canada, Australia cộng lại năm 2019.
Báo cáo của WWF cũng cho thấy, Chính phủ và người dân các quốc gia đang vô tình sa lầy vào hệ thống sản xuất, tiêu dùng và xử lý nhựa gây ra vô số tác động tiêu cực đến con người và môi trường.
Trong đó rác thải nhựa đang được xem là hiện tượng “báo động đỏ”, là vấn đề cấp bách tại khu vực ASEAN nói riêng và toàn cầu nói chung. Riêng tại Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển.
Các nghiên cứu chỉ ra mẫu số chung, chi phí đối với xã hội, môi trường và nền kinh tế cao hơn 10 lần so với giá trị thị trường của nhựa nguyên sinh.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường nhìn nhận, nếu không hành động ngay từ bây giờ dẫn đến giảm suy thoái môi trường, suy kiệt tài nguyên, cuộc sống con người sẽ bị đe dọa, điển hình là Covid-19, nhiệt độ tăng kỷ lục ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam cũng đã tiên phong triển khai nhiều chương trình hành động mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, trong đó, có bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon.
Tuy nhiên, theo ông Thọ, nhận thức và nhu cầu của doanh nghiệp về sản xuất bền vững và giảm thiểu rác thải nhựa còn hạn chế. Bản thân doanh nghiệp chưa ý thức được vai trò, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp trong sản xuất bền vững và giảm thiếu rác thải nhựa thì việc triển khai xây dựng trên thực tiễn vẫn là một thách thức.
Đồng thời, để triển khai các mô hình sản xuất bền vững như mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm giảm thiểu rác thải nhựa thì việc áp dụng, nâng cấp các công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ xanh, tuần hoàn tiêu thụ ít tài nguyên, giảm phát sinh chất thải là rất cần thiết.
“Điều này liên quan mật thiết đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách cụ thể để thực thi kinh tế tuần hoàn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận nguồn vốn đầu tư vào các mô hình sản xuất bền vững và giảm thiểu rác thải nhựa”, ông Thọ nhấn mạnh.
Cùng chủ đề
Các thương hiệu lớn thể hiện vai trò tiên phong trong việc hạn chế rác thải nhựa
Điểm danh các quốc gia cấm sử dụng nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa 'xâm chiếm' Trái đất: 'Thảm họa' do chính con người tạo ra
Cần thêm hành lang pháp lý để giảm thiểu ô nhiễm nhựa
Khánh Hòa: Độc đáo mô hình biến rác thải nhựa thành ghế đá, gạch lát đường

Tây Nguyên đối mặt nguy cơ hạn hán nghiêm trọng trong mùa khô 2025
15/04/2025, 12:49
Tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập
14/04/2025, 10:06
Legend Valley Hotel tại Hà Nam: Điểm đến sự kiện và nghỉ dưỡng lý tưởng
12/04/2025, 18:14
Không khí lạnh cuối mùa: Nơi nào lạnh nhất?
12/04/2025, 06:32
Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
07/04/2025, 17:08
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
07/04/2025, 17:04Trưng bày nhiều hiện vật Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
Từ ngày 29/3 - 7/4 (tức mùng 1- 10/3 âm lịch), Bảo tàng Hùng Vương - thành phố Việt Trì và Bảo tàng Hùng Vương - Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức trưng bày hiện vật, di sản tư liệu, tư liệu ảnh Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.
Năm 2025 dự báo sẽ có thêm nhiều thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
Trong năm 2025, Việt Nam dự kiến sẽ phải đối diện với các thách thức thiên tai nghiêm trọng, bao gồm nắng nóng dữ dội, mưa lớn tại một số khu vực, lũ quét và tình trạng sạt lở đất.
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
Mới đây (ngày 2/4), Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm và cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều vùng.
Doanh nghiệp thủy sản 'sốc' với thuế đối ứng của Mỹ
Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Môi trường, ông Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản sạch Việt Nam bày tỏ rất hoang mang và sốc với thuế đối ứng của Mỹ.
Bộ Xây dựng yêu cầu TP.HCM rà soát toàn bộ lại chung cư sau dư chấn động đất
Sau khi hàng trăm căn hộ bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn động đất, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TP.HCM rà soát lại toàn bộ chung cư trên địa bàn.
Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất, đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum trong sáng nay 31/3.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.