Thứ hai, 18/03/2024, 16:03 PM
  • Click để copy

Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn trong khi ngân hàng thừa tiền?

Doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị.

Sáng 14/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; Chủ tịch, Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại; lãnh đạo các hiệp hội ngành nghề.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn các doanh nghiệp, ngân hàng đã cùng toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, người dân vượt qua khó khăn, thách thức để năm 2023 đạt được thành tựu trên hầu hết các lĩnh vực.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm; an sinh xã hội, đời sống người dân được cải thiện; quốc phòng an ninh được tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát; chuẩn bị 560 ngàn tỷ đồng để chuẩn bị cho tăng lương; đảm bảo chi trả cho các đối tượng chính sách…

Trong 2 tháng đầu năm 2024, kinh tế-xã hội tiếp tục đà phục hồi tích cực, tăng trưởng khá.

Thủ tướng Chính phủ cho biết dự báo tình hình thế giới năm 2024 vẫn còn không ít khó khăn, thách thức do xung đột, ảnh hưởng bởi đại dịch, các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn khó khăn, ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân? (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu thảo luận đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân? (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, có nhiều cơ chế, chính sách và chỉ đạo, điều hành cụ thể, sát thực tiễn để hệ thống ngân hàng phát triển bền vững, an toàn, đóng góp cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Đối với ngành ngân hàng, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023 trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn, người dân vẫn tiếp tục gửi vào ngân hàng 14 triệu tỷ đồng, song doanh nghiệp vẫn thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh; lãi suất cho vay vẫn còn cao; nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm; một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu tham dự hội nghị tập trung thảo luận, để đưa ra đáp án, giải pháp cụ thể điều hành chính sách tiền tệ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị quý vị đại biểu và các đồng chí, nhất là Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại tập trung thảo luận, đưa ra đáp án, giải pháp cụ thể đối với một số vấn đề cơ bản sau: 

Một là, việc điều hành chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá như thế nào để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng (khoảng 6-6,5%) và giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế?

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến nay lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức 3,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2023; lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới ở mức 6,4%/năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023 – nhưng lãi suất đối với các khoản dư nợ hiện còn caoHai là, vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì, do quy định, do điều hành, do thận trọng hay do cục bộ?

Ba là, tình hình cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế, từng ngành, lĩnh vực đã tốt chưa? Đâu là điểm nghẽn, nguyên nhân, biện pháp tháo gỡ khắc phục, đảm bảo việc cung ứng vốn không ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm? Làm thế nào để cung ứng vốn tín dụng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho sản xuất kinh doanh?

Bốn là, cần có các giải pháp gì tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân? Đặc biệt là các giải pháp về lãi suất, thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, các biện pháp về bảo lãnh, các biện pháp về truyền thông, công nghệ...?

Năm là, các ngân hàng thương mại cần làm gì để bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15% như NHNN đã giao ngay từ đầu năm? Làm thế nào để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, để hệ thống ngân hàng cùng chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp?

Sáu là, Chính phủ, NHNN và các bộ, ngành, địa phương cần phải làm gì, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần làm gì để kích cầu đầu tư, tiêu dùng, tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân và doanh nghiệp? Cần có những công cụ gì? Chẳng hạn như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đại biểu đưa ra giải pháp trên tinh thần thẳng thắn, không tô hồng, không bôi đen, chỉ rõ những việc đã làm được và chưa làm được; nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm; những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tạo khí thế, củng cố lòng tin, giữ đà tích cực khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng thúc đẩy khôi phục kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Áp thuế thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc từ 15,67% đến 37,13%

Áp thuế thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc từ 15,67% đến 37,13%

02/04/2025 10:59

Thuế chống bán phá giá tạm thời của Việt Nam đối với thép mạ cao nhất 37,13% được áp dụng cho sản phẩm từ Trung Quốc, trong khi thép Hàn Quốc tối đa 15,67%.

Quy định mới về giá bán lẻ điện bình quân tối đa

Quy định mới về giá bán lẻ điện bình quân tối đa

02/04/2025 10:51

Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Ô tô, gỗ, ethanol và nhiều mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi

Ô tô, gỗ, ethanol và nhiều mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi

01/04/2025 15:31

Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân,... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.

Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn

31/03/2025 11:51

Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Bay thẳng đến Bengaluru, Hyderabad dễ dàng cùng các đường bay mới khai trương của Vietjet

Bay thẳng đến Bengaluru, Hyderabad dễ dàng cùng các đường bay mới khai trương của Vietjet

27/03/2025 09:33

Liên tục mở rộng mạng bay kết nối Việt Nam với thế giới, Vietjet khai trương hai đường bay mới đến Bengaluru, Hyderabad, hai đô thị hàng đầu của Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu di chuyển thuận tiện của người dân, du khách.

Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mở bán triệu vé 0 đồng dành tặng hành khách bay khắp muôn phương

Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mở bán triệu vé 0 đồng dành tặng hành khách bay khắp muôn phương

27/03/2025 09:33

Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mang đến ưu đãi hàng triệu vé 0 đồng (*) bay khắp thế giới, áp dụng cho tất cả các đường bay nội địa và quốc tế.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

26/03/2025 09:07

Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!

Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!

25/03/2025 09:52

Nhiều dự án bất động sản Panomax River Villa, Charmington Iris, Charmington Dragonic… do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) làm chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển bị vướng pháp lý nên nằm “bất động” nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Điều đáng chú ý, một số dự án “bất động” nhiều năm của TTC Land lại đang được sử dụng vào mục đích cho thuê trái phép, sử dụng sai mục đích như: điểm trông giữ và rửa xe ô tô, quán cà phê…

Nhà ở xã hội tại KCN Hàm Kiệm II: Vì sao 7 năm chưa đưa vào sử dụng?

Nhà ở xã hội tại KCN Hàm Kiệm II: Vì sao 7 năm chưa đưa vào sử dụng?

25/03/2025 09:52

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án nhà ở xã hội cho công nhân Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thi công từ tháng 12/2016, đến đầu năm 2018 cơ bản hoàn thành phần thô… nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và tài sản doanh nghiệp.

Xem thêm
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom