'Treo' 16 năm, đội vốn nhiều lần, đã đến lúc yêu cầu BĐS Phát Đạt dừng dự án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng?
Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng được công bố là 988 tỷ đồng nhưng đến nay đã tăng lên thành 2.215 tỷ đồng. Để thực hiện dự án, TP.HCM phải thanh toán hợp đồng BT cho nhà đầu tư (Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt) gồm khu đất ở đường Trần Hưng Đạo, đường Phan Văn Đạt, khu đất 181 đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) và khu đất số 72/2B đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức)…
Trong quá trình giám định, phản biện đối với các loại hợp đồng xây dựng, nhiều thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam nhận thấy hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) là một phương thức khá phổ biến nhưng gần đây đang này sinh nhiều vấn đề. Điển hình là trường hợp công trình Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, TP HCM.
Lãng phí “đất vàng” 16 năm
Dự án Trung tâm thể dục thể thao (nhà thi đấu) Phan Đình Phùng tọa lạc giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh với bốn mặt tiền đường Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Tần và Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3) được cơ quan quản lý chấp thuận chủ trương đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) từ năm 2008 và triển khai vào tháng 3/2010.
Đầu năm 2017, nhà thi đấu Phan Đình Phùng cũ được tháo dỡ để tiến hành xây mới, nhưng đến nay vẫn chưa khởi công do các quy định về đầu tư BT thay đổi.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có Công văn số 305/TB-VP thông báo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi tại cuộc họp Tổ công tác Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục - Thể thao Phan Đình Phùng (còn gọi là nhà thi đấu Phan Đình Phùng).
Theo thông báo, Chủ tịch UBND TP.HCM giao các sở, ngành có liên quan rà soát cơ sở pháp lý và xem xét đề xuất các phương án tiếp tục thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (hợp đồng BT), hoặc dừng dự án BT chuyển sang hình thức đầu tư công. Các đơn vị phải làm rõ các phương án đề xuất với các tình huống phát sinh và giải pháp xử lý.

Công trình Trụ sở văn phòng mới của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Công ty Phát Đạt, PDR) tại số 39 Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM vừa bị cơ quan chức năng “tuýt còi” vì mở lối đi trái phép, không đúng nội dung giấy phép xây dựng được cấp.
Đây là động thái mới nhất cho thấy, Thành phố sẽ giải quyết dứt điểm dự án này vì đã chậm trễ rất nhiều năm. Được biết, hiện nay, Dự án đang gặp vướng mắc liên quan đến việc xác định tổng mức đầu tư, đảm bảo phù hợp quy mô dự án. Do chậm trễ nhiều năm, tổng mức đầu tư của Dự án tăng từ 988 tỷ đồng lên 1.352 tỷ đồng, rồi tiếp tục tăng lên 1.953 tỷ đồng. Đến nay, tổng mức đầu tư mới nhất được xác định là 2.215 tỷ đồng. Một vướng mắc lớn nữa là việc thanh toán quỹ đất BT và phương thức thanh toán giữa nhà đầu tư và TP.HCM chưa thống nhất.
Ngày 18/3/2024, Sở Tài chính TP.HCM có Văn bản số 1533/STC-ĐT gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị rà soát lại toàn bộ pháp lý dự án và làm rõ, việc chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án và thay đổi liên doanh tại thời điểm này có đúng quy định và có thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hay không?.
Sở Tài chính cho rằng, trường hợp dự án không đủ điều kiện tiếp tục thực hiện theo hình thức BT, đề nghị Sở Kế hoạch Đầu tư và các sở chuyên ngành xem xét, trình UBND Thành phố dừng thực hiện dự án BT. Đồng thời, nghiên cứu Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công để trình UBND Thành phố xem xét, đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Được biết, trong công văn truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành rà soát các phương án đầu tư, trong đó có cả phương án dừng đầu tư theo hình thức BT để chuyển sang hình thức đầu tư công và xem xét cả phương án có cần đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng tại vị trí hiện hữu hay không?
Mặc dù nhà đầu tư vẫn muốn tiếp tục thực hiện dự án theo hình thức BT, song những động thái mới cho thấy, TP.HCM sẽ quyết định số phận của dự án trong thời gian ngắn tới đây vì dự án đã chậm trễ quá lâu, việc để lãng phí khu đất vàng giữa trung tâm TP.HCM đã làm giảm hiệu quả sử dụng đất, lãng phí nguồn lực đất đai và gây thất thu ngân sách.
Công ty Phát Đạt “ồn ào” chuyện mở lối đi trái phép
Theo người dân sống tại hẻm 41 Phạm Ngọc Thạch, từ trước năm 1975 đã tồn tại một bức tường ngăn cách giữa khu đất 39 Phạm Ngọc Thạch với hẻm 41 Phạm Ngọc Thạch (phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM). Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng tòa nhà văn phòng, Công ty Phát Đạt đã phá dỡ bức tường với lý do để ngầm hóa lưới điện hạ thế. Sau đó, Công ty Phát Đạt đã xây lại bức tường nhưng để lại khoảng trống ở đoạn đối diện với nhà 41/2 Phạm Ngọc Thạch.
Nhiều hộ dân bức xúc cho rằng, việc Công ty Phát Đạt làm cửa thông ra hẻm 41 Phạm Ngọc Thạch là xây dựng không đúng giấy phép, ảnh hưởng rất lớn tới an ninh trật tự và đời sống, sinh hoạt của người. Do đó, người dân đã nhiều lần làm đơn đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ. Gần đây nhất, người dân đã gửi đơn khiếu nại và kiến nghị đến Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an TP.HCM…
Ngày 26/1/2024, Thanh tra Sở Xây dựng đã có Văn bản số 732/TT-TTCĐ1 gửi Công ty Phát Đạt nêu rõ: “Qua rà soát, Thanh tra Sở Xây dựng có ý kiến như sau: Ngày 23/11/2023 và ngày 19/1/2024, Thanh tra Sở đã phối hợp cùng UBND phường Võ Thị Sáu, quận 3 tiến hành kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng theo nội dung người dân phản ánh và các hồ sơ pháp lý liên quan, ghi nhận “tại vị trí bức tường bên phải từ ngoài nhìn vào phía sau hẻm 41 Phạm Ngọc Thạch, hiện trạng thực tế chủ đầu tư có để khoảng trống, dựng hàng rào tôn chắn lại. Qua rà soát, tổ công tác nhận thấy Giấy phép xây dựng số 73/GPXD ngày 5/7/2021 do sở Xây dựng cấp không thể hiện cửa đi tại vị trí nêu trên”.
Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an TP. Hồ Chí Minh phản hồi thông tin đến báo chí khẳng định: “… Căn cứ khoản 2, Điều 13, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24.11.2020 của Chính phủ quy định “Kết quả thẩm duyệt thiết kế về PCCC là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng. Do đó chủ đầu tư công trình vẫn phải tuân thủ theo Giấy phép xây dựng số 73/GPXD ngày 5.7.2021 của Sở Xây dựng cấp”.
Mới đây, ngày ngày 15/3/2024, Thanh Sở Xây dựng phối hợp với UBND Quận 3, UBND Phường Võ Thị Sáu lập Biên bản vi phạm hành chính số 626/BB-VPHC đối với Công ty Phát Đạt do có hành vì vi phạm hành chính xây dựng sai phép. Sở Xây dựng đang lập thủ tục chuyển hồ sơ đến UBND Quận 3 để ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền quy định.

Giá tiêu hôm nay 30/6: Tăng nhẹ, giao dịch đạt 128.000 đồng/kg
30/06/2025, 10:53
Vinamilk Green Farm - Từ 'resort cho bò' đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
28/06/2025, 19:10
Chốt giá điện gió ngoài khơi, cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
27/06/2025, 14:26
Hà Nội thêm 463 căn nhà ở xã hội vào cuối năm 2027
27/06/2025, 14:24
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định vay đặc biệt lãi 0%/năm
27/06/2025, 14:23
Những rủi ro cần biết khi vay tiền online nhanh chóng
27/06/2025, 14:20
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
27/06/2025, 11:53
Giá cà phê hôm nay 27/6: Chỉ còn 94.000–95.000 đồng/kg
27/06/2025, 10:23
Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn
27/06/2025, 10:18“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?
Xung đột Israel – Iran có thể khiến Trung Đông rơi vào một giai đoạn đầy biến động, nhưng đồng thời mở ra những “khoảng trống thị trường” cho các quốc gia xuất khẩu năng động như Việt Nam.
Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp
Cà Nàng là xã xa nhất của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện gần 60 km. Vượt khó vươn lên, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trong xã quyết tâm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no.
'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Giảm công lao động, nâng cao hiệu suất canh tác, phù hợp với xu thế nông nghiệp hiện đại... là những lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.
Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus hôm nay công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo.
Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững
Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ dần được hình thành, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Giá vàng ngày 17/6: Dự báo giá thế giới 3.472 USD, SJC 119,6 triệu
Dự báo giá vàng 17/6: Thế giới lên 3.472 USD/oz, trong nước dao động 117,6–119,6 triệu đồng/lượng, tiếp tục chịu tác động từ chính sách tiền tệ toàn cầu.