Toàn cảnh cuộc tranh cãi về việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu
Các bộ trưởng Bộ Năng lượng của EU đã không đồng thuận được về mức trần giá khí đốt cũ. Do đó, họ gia hạn thêm một tuần để tiếp tục thỏa thuận. Cho đến lúc đó, châu Âu sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp khác để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng.
Thật vậy, ông Jozef Sikela - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Séc đã có chia sẻ đầy tiếc nuối: “Tôi tưởng hôm nay sẽ được mở nút chai sâm panh. Nhưng chúng nằm trong tủ lạnh tiếp rồi. Dù vậy, tôi nghĩ chúng sẽ sớm được mở thôi”.
Các cuộc thảo luận đã bị hoãn lại. Vào hôm 19/12, một cuộc họp cấp bộ trưởng mới sẽ diễn ra. Trong khi chờ đợi, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ có thể bàn luận chủ đề này tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào hôm nay, 15/12.
Từ 3 tuần nay, 27 quốc gia thành viên EU đã giằng xé nhau vì một đề xuất từ Ủy ban Châu Âu (EC). Theo đó, để ngăn chặn mọi nguy cơ bùng nổ giá trở lại, EC muốn tạm thời áp trần giá khí đốt từ một vài hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan.

Khai mạc cuộc họp của các bộ trưởng Năng lượng Liên minh Châu Âu tại trụ sở EU ở Brussels vào ngày 30 tháng 9 năm 2022
Sự chia rẽ dai dẳng này đã làm tê liệt kế hoạch đưa 2 văn bản (đã được phê duyệt) khác đi vào vận hành. Chưa kể, vì quyết định mới về mức giá trần cho khí đốt, EU đã đình chỉ thủ tục thông qua chính thức cho 2 văn bản trên.
Văn bản thứ nhất quy định về việc tham gia mua khí đốt theo nhóm. Theo đó, các công ty năng lượng sẽ cùng tham gia tạo chung một liên doanh để mua được khí đốt với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, văn bản cũng quy định về một cơ chế bắt buộc cùng tham gia đảm bảo nguồn cung năng lượng cho những quốc gia đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt.
Văn bản thứ hai quy định về việc đơn giản hóa những thủ tục cấp giấy phép cho các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Bà Leonore Gewessler - Bộ Hành động khí hậu, Môi trường, Năng lượng, Vận tải, Đổi mới và Công nghệ của Áo cho biết: “Những giải pháp này tuy không hoàn hảo, nhưng chúng đã sẵn sàng đi vào vận hành và sẽ giúp hạ giá thành”.
Tương tự, ông Jozef Sikela nói: “Mục tiêu của EC là thông qua cả 3 văn bản này cùng một lúc, trong một gói duy nhất, vào hôm 19/12 sắp tới đây”.
“Hàng rào bảo vệ” hay “trò đùa dở khóc dở cười”?
Ban đầu, EC đã đề xuất giới hạn giá khí đốt từ các hợp đồng tương lai hàng tháng trên sàn TTF, nếu giá vượt quá mức 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp. Thêm vào đó, để áp trần giá, điều kiện “giá khí đốt TTF cao hơn ít nhất 58 euro so với giá tham chiếu LNG bình quân của thế giới” phải được thỏa.
Tuy nhiên, giá khí đốt chưa bao giờ thỏa được những điều kiện hà khắc này, ngay cả vào giai đoạn tháng 8/2022 vừa rồi, khi giá khí đốt đạt đến mức đỉnh điểm. Vì vậy, nhiều quốc gia nhận định, khả năng kích hoạt được cơ chế này cực kỳ khó xảy ra. Rất nhiều quốc gia thành viên (Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hy Lạp, v.v.) đã gọi đây là một “trò đùa dở khóc dở cười” và yêu cầu EC nới thật lỏng những điều kiện trên.
Ngược lại, nhiều quốc gia khác (Đức, Hà Lan, Áo, v.v.) lại gọi đây là một “hàng rào bảo vệ”. Dù vậy, họ muốn EC bảo đảm rằng chính sách áp trần này sẽ không đe dọa nguồn cung khí đốt của Châu Âu.
Một vài nhà cung cấp khí đốt chính như Na Uy cũng cảnh báo rằng, tính chất đơn phương của chính sách sẽ thúc đẩy nhiều nhà cung cấp LNG từ bỏ châu Âu để đáp ứng những khách hàng châu Á – những quốc gia trả giá hấp dẫn hơn.
Séc đang nỗ lực để “đưa ra cam kết đáp ứng được cả hai luồng ý kiến”.
Theo ông Jozef Sikela, vào hôm 13/12, EU đã đạt được một hợp đồng nguyên tắc để mở rộng quy mô chính sách áp trần giá khí đốt. Theo đó, cơ chế sẽ được áp dụng cho những thị trường khác ngoài sàn TTF, nhưng những giao dịch OTC sẽ được miễn trừ.
Hiện EC cũng cần hoàn tất thỏa thuận những vấn đề sau: Đánh giá lại cơ chế “vào cuối tháng 2/2023”; khả năng tự động vô hiệu hóa cơ chế trong trường hợp xảy ra rủi ro không lường trước được.
Tìm điểm cân bằng
Bà Agnès Pannier-Runach – Bộ trưởng Bộ Chuyển tiếp năng lượng Pháp cho biết: “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ lớn: 90% văn bản đã được ổn định, còn những điểm hạn chế sẽ được thống nhất vào hôm 19/12, trong đó có vấn đề đặt lại mức giá trần”.
Nhiều quốc gia như Hy Lạp, Ý và Bỉ đã đề xuất hạ mức trần xuống còn 160 euro/MWh. Nhưng nhiều quốc gia khác không đồng ý.
Séc thì muốn lấy 220 euro/MWh làm mức trần.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Chúng ta nên lùi lại một bước để kiểm tra xem, liệu chúng ta có phạm sai lầm nào hay không”.
Bản thân Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho rằng, một mức trần sai lầm có thể làm trầm trọng thêm vấn đề biến động giá, gây nguy hiểm cho “sự ổn định tài chính trong khu vực đồng euro”.
Bà Agnès Pannier- Runach trấn an: “Chúng tôi đặt ra 3 mục tiêu với mức độ ưu tiên như nhau: Bảo vệ ngành công nghiệp của chúng tôi khi giá khí đốt trở nên bất hợp lý; duy trì sự ổn định của thị trường tài chính; đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt cho mùa đông năm 2023 và 2024”.
Ông Konstantinos Skrekas - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng Hy Lạp nhận định: “Thời gian không còn nhiều. Người dân và doanh nghiệp đang phải chịu đựng hệ quả của tình trạng bùng nổ giá trong mùa đông, chúng ta phải nhận trách nhiệm về mình và hành động ngay lập tức”.
Cùng chủ đề
EU gia hạn giới hạn giá khí đốt tự nhiên khẩn cấp đến tháng 1/2025
Giá khí đốt châu Âu tăng vọt khi Chevron không thể ngăn chặn các cuộc đình công
Mùa đông ôn hòa có thể giảm một nửa giá khí đốt tự nhiên của châu Âu
Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt, vì sao?
Giá khí đốt tiếp tục lao dốc đẩy giá điện châu Âu xuống mức âm

Mỹ áp mức thuế 35% với toàn bộ hàng nhập khẩu của Canada
11/07/2025, 15:07
Mỹ áp thuế 50% lên đồng và hàng nhập khẩu từ Brazil
10/07/2025, 10:25
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
16/06/2025, 14:39
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại
11/06/2025, 17:42
Mỹ tăng gấp đôi thuế nhôm, thép, lên mức 50%
04/06/2025, 14:26
Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
23/05/2025, 10:15
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 3/2025 đã tăng cao hơn 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ không bao giờ chấp nhận mức thuế 104% mà Mỹ áp lên hàng hóa nước này, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu mức thuế này giữ nguyên.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.