Tin mới vụ gửi con chữa bệnh nhận lại hũ tro cốt
Sau khi đem con trai bàn giao cho cặp vợ chồng ở Lâm Đồng nuôi dưỡng và chữa trị bệnh chậm phát triển, gia đình ông H. ở Huế bất ngờ nhận được hũ tro cốt được cho là con trai mình.

Ông Lê Minh Quang và bà Cao Thị Thu Bích tại đám tang cháu Q.
Tin tức liên quan đến vụ việc gửi con chữa bệnh nhận lại hũ tro cốt, nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Mới đây, VKSND tỉnh Lâm Đồng đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lâm Đồng đối với ông Lê Minh Quang (SN 1977, thường trú tỉnh Thừa Thiên - Huế) và bà Cao Thị Thu Bích (tên gọi khác là Tuyết, SN 1983, ngụ thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về hành vi “xâm phạm thi thể”.
Hai bị can trên được các cơ quan chức năng cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ công tác điều tra. Nguyên nhân là do ông Lê Minh Quang bị tàn tật còn bà Cao Thị Thu Bích đang mang thai.
Nạn nhân là cháu N.L.M.Q (SN 2019, con của anh N.H.N, ngụ TP Huế).
Báo Công an nhân dân đưa tin: Theo điều tra ban đầu, trong quá trình chung sống cùng nhà với ông Quang (căn nhà do ông Quang thuê ở TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), khi cháu N.L.M.Q tử vong, bà Cao Thị Thu Bích biết rất rõ và là người tham gia giúp sức cho ông Quang hỏa thiêu cháu bé.

Địa chỉ số 54/39 đường Phan Chu Trinh (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) chỉ là địa chỉ giả không được cấp phép chữa bệnh.
Địa điểm hai người thực hiện hỏa thiêu là một khu vườn thuộc căn nhà của ông Quang tại tỉnh Đắk Lắk, không phải hỏa thiêu tại một khu đường vắng thuộc huyện Đam Rông (Lâm Đồng) như lời khai của ông Quang trước đó.
Khi biết cháu N.L.M.Q. đã tử vong, ông Quang có bàn với bà Bích sẽ đưa thi thể cháu bé ra TP Huế để bàn giao cho gia đình nạn nhân. Tuy nhiên, thời điểm này bố cháu bé là ông N. đang bị bệnh. Sợ sự việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, sức khỏe của ông N., ông Quang đã không thực hiện. Cả 2 cũng không trình báo sự việc tới chính quyền địa phương vì sợ “chuốc lấy phiền phức và rắc rối”.
Sau đó, bà Bích đã lái xe chở ông Quang và thi thể cháu bé từ TP Bảo Lộc sang Đắk Lắk tiến hành thiêu rồi lấy tro cốt đưa ra Huế bàn giao cho gia đình nạn nhân.
Trước đó, gia đình ông N.H.N (SN 1977, ngụ TP Huế) có đơn tố cáo tới cơ quan chức năng về việc ông Lê Minh Quang liên quan tới cái chết của con ông là cháu N.L.M.Q.
Theo nội dung tố cáo, sau khi đem con trai vào Lâm Đồng bàn giao cho ông Lê Minh Quang nuôi dưỡng và chữa trị bệnh chậm phát triển với giá 200 triệu đồng/tháng, thời gian điều trị kéo dài khoảng vài năm, ngày 27/3/2022, gia đình ông N.H.N bất ngờ nhận được hũ tro cốt được cho là con trai mình từ ông Quang.
Sau khi nhận được tin tố giác tội phạm của gia đình ông N., Công an tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc xác minh và triệu tập ông Quang lên làm việc. Bước đầu, ông Quang khai cháu Q. tử vong do COVID-19 và ông thiêu thi thể cháu rồi mới đưa ra Huế bàn giao cho gia đình.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhiều vấn đề bất thường trong vụ gửi con đi chữa bệnh nhận hũ tro cốt
-
Đưa tro cốt hơn 17.000 người mất vì Covid-19 ở TP.HCM về với người thân
-
Tro cốt của Phi Nhung sẽ được đưa về Việt Nam 1 lần trước khi an vị theo di nguyện của người quá cố
-
Tang lễ Phi Nhung tại Mỹ: Con gái thất thần ôm tro cốt mẹ, cháu trai buồn bã chịu tang bà ngoại
Cùng chủ đề
Trường Đại học Luật, Đại học Huế công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2022
Điểm trúng tuyển cao nhất Đại học Huế là bao nhiêu?
ĐH Huế công bố điểm sàn tuyển sinh đại học hệ chính quy theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Đại học Huế vận động đóng góp 500 triệu đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống dịch COVID-19
Đại học Huế công bố kết quả sơ tuyển đợt 1 theo phương thức xét học bạ

TP.HCM tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
15/04/2025, 12:48
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.