Thứ năm, 15/08/2024, 16:21 PM
  • Click để copy

Thanh Hóa: Du lịch tăng trưởng khá, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 – 2025 đến nay, du lịch Thanh Hóa có bước tăng trưởng khá, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới, trong nước phục hồi chậm nhưng du lịch Thanh Hóa vẫn có bước tăng trưởng khá, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ, một trong những điểm du lịch ngày càng hút khách  tại Thanh Hóa.

Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ, một trong những điểm du lịch ngày càng hút khách  tại Thanh Hóa.

Trong đó, giai đoạn 2020 - 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa đón 34,3 triệu lượt khách (có trên 918,1 nghìn khách quốc tế), tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%/năm; tổng thu du lịch ước đạt 59.965 tỉ đồng, tăng trưởng doanh thu đạt 14%/năm. Trong 7 tháng năm 2024, toàn tỉnh đón trên 12,9 triệu lượt khách, tăng 20,7% so với cùng kỳ; tổng thu du lịch ước đạt 27.868 tỉ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ và bằng 86,1% kế hoạch, trong đó có khoảng 401 nghìn khách quốc tế, đem lại doanh thu trên 209,9 triệu USD (tăng 47,4% so với cùng kỳ).

Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch được nâng lên, toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 56.300 lao động trong lĩnh vực du lịch, tăng 15.700 lao động so với năm 2020. Trong đó số lao động được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch là 46.500 người, chiếm 82,6%, tăng 3 điểm % so với đầu nhiệm kỳ. Có thêm 62 doanh nghiệp lữ hành được cấp phép, nâng tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp phép trên địa bàn tỉnh đến nay lên 82 doanh nghiệp (22 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 56 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 03 chi nhánh du lịch, 01 đại lý du lịch).

 Bia Vĩnh Lăng, bảo vật quốc gia tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

 Bia Vĩnh Lăng, bảo vật quốc gia tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.

Công tác quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 47 quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt và 09 quy hoạch đang triển khai nghiên cứu. Các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển du lịch được tăng cường; có 82 dự án đầu tư kinh doanh du lịch đang triển khai, với tổng vốn đăng ký hơn 146.000 tỉ đồng. Hạ tầng cơ sở lưu trú và các dịch vụ du lịch phát triển nhanh chóng. Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 1.300 nhà nghỉ, khách sạn, 192 homestay, 235 căn hộ khách sạn, 800 biệt thự, căn hộ cho thuê, với tổng số 56.700 phòng. Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng có khoảng 1.000 nhà hàng ăn uống và 10 trung tâm mua sắm quy mô lớn phục vụ khách du lịch; có 30 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách với hơn 180 xe ô tô từ 16 - 45 chỗ; tại các khu, điểm du lịch có khoảng 900 xe điện, 500 xích lô, 03 tàu và 15 xuồng chở khách du lịch đang hoạt động.

Các sản phẩm du lịch ở Thanh Hóa được tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, từng bước hình thành những sản phẩm du lịch cao cấp, đặc biệt là sản phẩm du lịch biển có nhiều chuyển biến tích cực với sự đầu tư hạ tầng quy mô lớn tại một số khu du lịch trọng điểm, như: Sầm Sơn, Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (thị xã Nghi Sơn)... Du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh ngày càng phát huy giá trị, nhiều điểm đến thu hút lượng lớn du khách hàng năm, như: Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc); Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), Di tích lịch sử Am Tiên (huyện Triệu Sơn), Quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa); Di tích lịch sử thắng cảnh Cửa Đạt (huyện Thường Xuân)...

Cùng với đó, các sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng ngày càng được đầu tư hoàn thiện như: Khu du lịch sinh thái Pù Luông (huyện Bá Thước), Bản Mạ (huyện Thường Xuân), bản Năng Cát (huyện Lang Chánh)... ngày càng khẳng định được sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế.

Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn

Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn

27/06/2025 10:18

Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong quý 3/2025, khi nhóm bất động sản chiếm tới 85% tổng giá trị đáo hạn, đặt ra nhiều thách thức về dòng tiền.

“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?

“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?

26/06/2025 11:21

Xung đột Israel – Iran có thể khiến Trung Đông rơi vào một giai đoạn đầy biến động, nhưng đồng thời mở ra những “khoảng trống thị trường” cho các quốc gia xuất khẩu năng động như Việt Nam.

Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp

Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp

24/06/2025 10:00

Cà Nàng là xã xa nhất của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện gần 60 km. Vượt khó vươn lên, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trong xã quyết tâm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no.

'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu

'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu

23/06/2025 08:37

Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'

Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'

20/06/2025 15:01

Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất

20/06/2025 08:50

Giảm công lao động, nâng cao hiệu suất canh tác, phù hợp với xu thế nông nghiệp hiện đại... là những lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo

Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo

18/06/2025 10:06

Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus hôm nay công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce

18/06/2025 10:05

Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo.

Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững

Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững

17/06/2025 14:55

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ dần được hình thành, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Xem thêm
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom