Pháp cung cấp thêm pháo tự hành cho Ukraine
Tổng thống Macron nói Pháp sẽ cung cấp thêm cho Ukraine 6 lựu pháo tự hành CAESAR và "lượng đáng kể thiết giáp" để đối phó chiến dịch của Nga.

Binh sĩ Pháp khai hỏa pháo CAESAR trong chiến dịch ở Al Quim, Iraq tháng 5/2018. Ảnh: US Army.
"Tại NATO, chúng tôi đã nhất trí quyết định như cách đây vài ngày tại Hội đồng châu Âu (EC) và G7 là đẩy mạnh hỗ trợ kinh tế, nhân đạo và quân sự cho Ukraine", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng trên Twitter ngày 30/6. "Pháp sẽ nhanh chóng cung cấp khí tài mà Ukraine cần để tự vệ, trong đó có thêm 6 pháo tự hành CAESAR và một lượng đáng kể thiết giáp".
Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Italy Mario Draghi và Tổng thống Romania Klaus Iohannis, ông Macron nhắc lại kế hoạch chuyển pháo tự hành nói trên và khẳng định châu Âu sẽ sát cánh với Ukraine tới khi nước này giành chiến thắng.
Pháp đã chuyển cho Ukraine 12 tổ hợp CAESAR, mẫu pháo tự hành cỡ nòng 155 mm đặt trên thân xe tải 6x6 hoặc 8x8. Pháo có tầm bắn 4,5-42 km, được trang bị hệ thống nạp đạn bán tự động. Pháp phát triển pháo CAESAR từ những năm 1990 và bắt đầu biên chế cho lục quân từ tháng 7/2008.
Lực lượng Nga được cho là phá hủy ít nhất một pháo tự hành CAESAR khi tập kích đơn vị pháo binh Ukraine vận hành loại khí tài này trên đảo Kubansky. Các chính trị gia Pháp cho biết Nga đã thu được hai trong số những khẩu CAESAR đầu tiên được chuyển cho Ukraine, chỉ trích binh sĩ nước này "rút nhanh tới mức không có thời gian tiêu hủy chúng".
Đại diện nhà máy Uralvagonzavod (UVZ) của Nga mỉa mai rằng họ cảm ơn Tổng thống Macron "đã gửi tặng các khẩu pháo tự hành", cho rằng tổ hợp CAESAR "không có gì đặc biệt như mẫu MSTA-S của Nga, song vẫn có ích" và đề nghị Pháp chuyển thêm.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Chi tiết thỏa thuận khoáng sản giữa Ukraine và Mỹ, tại sao ông Trump lại muốn có?
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Tổng thống Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu LNG để đổi viện trợ cho Ukraine

Mỹ áp mức thuế 35% với toàn bộ hàng nhập khẩu của Canada
11/07/2025, 15:07
Mỹ áp thuế 50% lên đồng và hàng nhập khẩu từ Brazil
10/07/2025, 10:25
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
16/06/2025, 14:39
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại
11/06/2025, 17:42
Mỹ tăng gấp đôi thuế nhôm, thép, lên mức 50%
04/06/2025, 14:26
Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
23/05/2025, 10:15
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 3/2025 đã tăng cao hơn 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ không bao giờ chấp nhận mức thuế 104% mà Mỹ áp lên hàng hóa nước này, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu mức thuế này giữ nguyên.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.