Năm 2025, 85% phụ nữ mang thai được tầm soát 4 loại bệnh tật bẩm sinh
UBND TP vừa phê duyệt Đề án mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.
Đề án nhằm phổ cập, tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh nhằm giảm thiểu số trẻ em sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn TP.
Đối tượng tác động của Đề án là cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; tổ chức, doanh nghiệp liên quan trên địa bàn TP; cán bộ y tế, dân số; cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản; người có uy tín trong cộng đồng, người tham gia giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; người quản lý, người cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh bao gồm cả khu vực ngoài công lập; người quản lý giáo dục, giáo viên.
Đối tượng thủ hưởng là vị thành niên, thanh niên; nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ; phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Đề án đưa ra các chỉ tiêu cụ thể: tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đến năm 2025 đạt 85% và năm 2030 đạt 85%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 85% vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 90%. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 90% vào năm 2025 và đế năm 2030 đạt 90%.
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm, cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; sàng lọc trước sinh; sàng lọc sơ sinh theo hướng dẫn chuyên môn đạt 75% vào năm 2025%; 95% vào năm 2030; sàng lọc Thalassemia cho đối tượng học sinh THCS, THPT; ưu tiên cho các xã có đồng bào dân tộc thiểu số (trung bình ít nhất 5.000 ca/năm)…
Kinh phí để thực hiện đề án là 290.972,0 triệu đồng. UBND TP Hà Nội giao Sở Y tế là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.
TP Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh của toàn TP đạt 85% vào năm 2020. Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện siêu âm hội chẩn 9.915 trường hợp, đình chỉ thai nghén 1.278 ca thai nhi bất thường. Cũng trong giai đoạn này, mỗi năm có khoảng gần 120.000 trẻ em được sinh ra trên địa bàn TP. Trong khi đó, số loại bệnh, tật đưa vào sàng lọc sơ sinh còn hạn hẹp so với nhu cầu thực tế. Đối với tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, TP hiện mới triển khai mô hình nhỏ tại các xã, phường, thị trấn, chưa có kế hoạch tổng thể.
Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, TP đã triển khai 46 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên năm thứ nhất tại 30 quận, huyện tại 46 xã, phường, thị trấn, duy trì 36 mô hình năm thứ hai tại 30 quận, huyện tại 36 xã, phường, thị trấn…
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Theo dõi sức khỏe phụ nữ mang thai mắc Covid-19 tại nhà ra sao?
Phòng tránh tái nhiễm COVID -19 ở phụ nữ mang thai
Khởi tố, bắt tạm giam nam thanh niên gây tai nạn khiến thai phụ tử vong
Mâu thuẫn trên facebook, một phụ nữ mang thai bị hành hung dã man
Quảng Bình sắp đón khoảng 400 người dân từ vùng dịch về quê

CHAGEE mang trà sữa nguyên lá đến với người tiêu dùng
15/07/2025, 16:25
Vùng chè Thái Nguyên nâng chất, xây dựng thương hiệu
04/07/2025, 17:50
Phát hiện và xử lý 1,3 tấn nội tạng động vật bẩn không rõ nguồn gốc
11/06/2025, 17:43
Yêu cầu đọc rõ ràng nội dung tên sản phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm
23/05/2025, 10:12
Mở đợt cao điểm truy quét, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái từ 15/5 - 15/6
14/05/2025, 19:47
Tạo bầu không khí sạch: Hành trình đang được tăng tốc
13/05/2025, 23:25KOL, KOC phải dùng, hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mới được quảng cáo
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, người có ảnh hưởng khi quảng cáo phải sử dụng hoặc hiểu rõ về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
Mưa lớn kéo dài cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại miền Trung, Tây Nguyên
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lớn tiếp tục kéo dài tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao.
TP.HCM tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
TP.HCM triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Phó Chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị phải có hành động ngay đề giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn là một trong những nội dung của văn bản triển khai kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Chính sách TW.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Chỉ đạo triển khai các dự án bô xít
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông sẽ chỉ đạo, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các dự án khai thác và chế biến bô xít - alumin - nhôm trên địa bàn tỉnh.