Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớ ông Abe
Tổng thống Biden ra lệnh treo cờ rủ đến ngày 10/7 để tưởng nhớ ông Abe, sau khi cựu thủ tướng Nhật qua đời vì bị ám sát.

Mỹ treo cờ rủ tại trước tòa nhà số 695 Đại lộ 3 ở New York, nơi đặt trụ sở của phái bộ Nhật tại Liên Hợp Quốc ngày 8/7. Ảnh: Sipa.
Mỹ sẽ treo cờ rủ tại các tòa nhà công cộng, khu vực quân sự và các cơ sở ở nước ngoài cho đến cuối ngày 10/7, theo thông báo từ Tổng thống Mỹ Joe Biden chiều ngày 8/7.
"Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản, ông Shinzo Abe là người đầy tớ đáng tự hào của người dân Nhật Bản và là người bạn chân thành của Mỹ", Tổng thống Biden mô tả. "Ông ấy phối hợp hành động cùng các tổng thống Mỹ thuộc cả hai đảng để làm sâu sắc hơn quan hệ liên minh, thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, cởi mở".
Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, 67 tuổi, qua đời chiều 8/7 sau khi bị ám sát trong lúc phát biểu tại sự kiện ở tỉnh Nara vào sáng cùng ngày.
"Ngay cả trong khoảnh khắc bị tấn công và bị sát hại, ông ấy vẫn đang làm việc vì nền dân chủ, điều ông đã dành cuộc đời mình để cống hiến", Tổng thống Biden bổ sung.
Ông chủ Nhà Trắng tới đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Washington, ghi sổ tang chia buồn và đặt hoa. "Tổng thống Biden đã gọi điện cho Thủ tướng Nhật Bản Kishida để bày tỏ sự giận dữ, tiếc thương và đau buồn sâu sắc về vụ ám sát ông Abe", Nhà Trắng cho biết.
Các cựu tổng thống Mỹ cũng bày tỏ lòng tiếc thương. Ông Barack Obama viết trên Twitter rằng ông Abe "đã cống hiến cho đất nước và liên minh phi thường giữa Mỹ và Nhật Bản".
"Tôi sẽ luôn ghi nhớ công việc mà chúng tôi đã làm để củng cố liên minh, trải nghiệm xúc động khi cùng nhau thăm Hiroshima và Trân Châu Cảng", Obama chia sẻ.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gọi sự ra đi của ông Abe là "tin rất buồn cho toàn thế giới" và khẳng định cố thủ tướng Nhật sẽ luôn được nhớ tới.
Ấn Độ treo cờ rủ, cử hành quốc tang để tưởng nhớ ông Abe
Bộ Các vấn đề Nội vụ Ấn Độ thông báo treo cờ rủ để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng thông báo tổ chức quốc tang vào ngày 9/7 để bày tỏ lòng thành kính sâu sắc của người dân Ấn Độ với ông Abe.
Ông Modi ca ngợi ông Abe là một nhà chính khách toàn cầu xuất chúng, có đóng góp to lớn trong việc nâng tầm quan hệ song phương Ấn Độ - Nhật Bản.
“Tôi rất sốc, đau buồn và không thể nói thành lời trước sự ra đi của một trong những người bạn thân yêu nhất của tôi, ông Abe Shinzo. Ông ấy là một chính khách toàn cầu vĩ đại, nhà lãnh đạo xuất chúng. Ông ấy đã cống hiến cả cuộc đời mình để giúp Nhật Bản và thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Để bày tỏ sự tôn trọng sâu sắc nhất của chúng tôi đối với cựu Thủ tướng Abe Shinzo, Ấn Độ sẽ cử hành lễ quốc tang kéo dài một ngày vào hôm 9/7”, Thủ tướng Modi nói.
Brazil cử hành quốc tang 3 ngày
Ngoài Ấn Độ, ngày 8/7, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bày tỏ nỗi buồn và sự phẫn nộ trước vụ ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe. Ông Bolsonaro cũng chỉ đạo Brazil để quốc tang 3 ngày để tưởng nhớ ông Abe.
Trong bài viết chia sẻ qua mạng xã hội Twitter, Tổng thống Bolsonaro gọi ông Abe Shinzo là "một nhà lãnh đạo xuất sắc và một người bạn tuyệt vời của Brazil" và đăng kèm bức ảnh 2 người chụp lên mạng xã hội Twitter.
Theo Reuters, Brazil là quốc gia nước ngoài có nhiều công dân Nhật Bản sinh sống nhất.
TIN LIÊN QUAN

Mỹ áp mức thuế 35% với toàn bộ hàng nhập khẩu của Canada
11/07/2025, 15:07
Mỹ áp thuế 50% lên đồng và hàng nhập khẩu từ Brazil
10/07/2025, 10:25
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
16/06/2025, 14:39
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại
11/06/2025, 17:42
Mỹ tăng gấp đôi thuế nhôm, thép, lên mức 50%
04/06/2025, 14:26
Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
23/05/2025, 10:15
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thuộc Liên minh châu Âu (EU) cho biết, nhiệt độ trung bình toàn cầu tháng 3/2025 đã tăng cao hơn 1,6°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ không bao giờ chấp nhận mức thuế 104% mà Mỹ áp lên hàng hóa nước này, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu mức thuế này giữ nguyên.
Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.