LHQ công bố hệ thống cảnh báo phát thải khí mêtan
Hôm thứ Sáu, Liên Hợp Quốc đã công bố một hệ thống phát hiện và cảnh báo từ không gian để ngăn chặn sự phát thải khí mêtan, một loại khí có khả năng gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

“Hệ thống Ứng phó và Cảnh báo khí mêtan” (MARS) được Chương trình Môi trường của LHQ công bố nhân dịp hội nghị lớn về khí hậu ở Ai Cập.
Cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết, hệ thống này sẽ là “hệ thống công cộng và toàn cầu đầu tiên có khả năng liên kết liền mạch việc phát hiện khí mêtan với quá trình thông báo”.
Nói một cách cụ thể, các vệ tinh sẽ có thể xác định được sự rò rỉ lớn của loại khí này và các chính phủ cũng như các doanh nghiệp sẽ được cảnh báo ngay lập tức để họ có thể hành động nhanh chóng. Họ cũng sẽ được cho lời khuyên về cách giải quyết vấn đề.
Khí mêtan (CH4) có khả năng thu bức xạ mặt trời mạnh gấp 25 lần so với CO2 trong khoảng thời gian 100 năm và các nhà khoa học ước tính rằng nó là nguyên nhân gây ra ít nhất một phần tư hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay.
Nhưng thời gian tồn tại của nó trong khí quyển ngắn hơn nhiều so với CO2 - 12 năm so với hàng thế kỷ - vì vậy việc giảm lượng khí thải mêtan có thể mang lại kết quả nhanh chóng.
Khoảng một nửa lượng phát thải khí mêtan có liên quan đến hoạt động của con người, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí và nông nghiệp.
Năm vừa qua, tại COP26 ở Glasgow, các quốc gia đã tự nguyện cam kết giảm phát thải loại khí này ít nhất 30% vào năm 2030, tức là sẽ tránh được việc nóng lên 0,2°C vào cuối năm 2050.
Fatih Birol, Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: “Tính minh bạch là một phần quan trọng của giải pháp để giải quyết vấn đề mêtan và hệ thống mới này sẽ giúp các nhà sản xuất phát hiện rò rỉ và ngăn chặn chúng ngay lập tức nếu việc rò rỉ xảy ra”.
Các tổ chức phi chính phủ cũng đang mong đợi một tuyên bố chung của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ trong COP27 để khởi động sáng kiến giảm phát thải khí mêtan từ các nước xuất nhập khẩu dầu khí lớn.
Theo tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Hành động Khí hậu, đây sẽ là một cam kết đưa ra “các biện pháp đo lường, giám sát, báo cáo và xác minh mạnh mẽ” nhưng không có nghĩa vụ pháp lý.
Một nguồn tin châu Âu xác nhận rằng 27 quốc gia sẽ sớm ký cam kết này, trong đó dự đoán rằng cả các nhà sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch sẽ “nỗ lực gấp đôi để loại bỏ khí thải liên quan đến hoạt động khoan và vận chuyển dầu khí của họ”.
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
VPI dự báo giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành sắp tới
Chuyên gia dự báo ngày mai giá xăng dầu sẽ đồng loạt giảm
Hiểu đúng, hiểu đủ các quy định pháp luật để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, xây dựng
Bước đi của 'Người nuôi dưỡng' nông nghiệp Việt
Tháng 5: Petrovietnam tiếp tục duy trì tăng trưởng khi giá dầu đảo chiều giảm mạnh

Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
16/06/2025, 14:39
Mỹ - Trung đạt thỏa thuận thương mại
11/06/2025, 17:42
Mỹ tăng gấp đôi thuế nhôm, thép, lên mức 50%
04/06/2025, 14:26
Nga hướng tới xây dựng trung tâm năng lượng tại Malaysia
23/05/2025, 10:15
La Nina trở lại, cảnh báo gì cho kinh tế và môi trường?
05/05/2025, 10:47
Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56Chứng khoán châu Á lao dốc
Nỗi lo suy thoái sau đòn thuế quan của Mỹ khiến chứng khoán châu Á sáng nay (7/4) giảm 6-9%, riêng Đài Loan phải dừng giao dịch khi cổ phiếu TSMC, Foxconn mất gần 10%.
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
Loạt lãnh đạo các quốc gia đã bày tỏ phản ứng bước đầu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố biểu thuế cơ sở và thuế đối ứng mới.
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây cho biết họ đã phát hiện ra hai mỏ vàng có trữ lượng kỷ lục lên tới 2.000 tấn ở miền trung và đông bắc nước này.
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
Hầm hạt giống toàn cầu, hay còn gọi là hầm chống tận thế, là kho lưu trữ hạt giống lớn nhất thế giới được xây dựng để chống lại nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học toàn cầu. Với mô hình như một ngân hàng ký gửi hạt giống, hầm tận thế đang được nhiều quốc gia “chọn mặt gửi vàng” nhằm bảo tồn những hạt giống quý cho tương lai.
Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.