Hà Nội: Hạn chế phương tiện cá nhân nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường
Triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc nhằm tiến tới xây dựng Thủ đô có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Mục tiêu xây dựng hệ thống giao thông Thủ đô an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện với môi trường.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 235/KH-UBND về thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ “Về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 235/KH-UBND, về việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ “Về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo đó, kế hoạch nhằm huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tiến tới xây dựng Thủ đô có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện với môi trường…
UBND TP.Hà Nội đặt chỉ tiêu phấn đấu hằng năm giảm từ 5%-10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020.
Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30%-35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.Hà Nội lần thứ XVII.
Hằng năm xử lý từ 7 đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông.
Để triển khai kế hoạch trên, UBND TP.Hà Nội đặt ra 10 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Một trong số đó là đầu tư kết nối, khép kín các tuyến đường vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3.5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn giao thông…
Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải.
Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Trên thực tế, khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng động cơ đốt trong là một phần nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe người dân. Đặc biệt là tại các đô thị lớn, có mật độ xe cộ đông đúc như TP.Hà Nội, việc kiểm soát nguồn phát thải này càng trở nên cấp bách.
Đáng chú ý, xe cũ đang là một trong những nguồn phát thải khí độc hại ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm không khí đòi hỏi ngành chức năng cần sớm thu hồi, không cho tham gia giao thông.
Theo các chuyên gia về môi trường, tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM và Hà Nội do các phương tiện giao thông gây ra còn nhiều hơn cả ô nhiễm từ các KCN. Điều đáng quan tâm hiện nay là lượng khí thải từ hàng triệu phương tiện mỗi ngày xả trực tiếp ra môi trường có những chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, hoạt động của phương tiện giao thông cũng tạo ra những bụi bay lơ lửng trong không khí khá cao.
Theo thống kê của Ban ATGT Hà Nội, tính đến đầu năm 2022, tổng số phương tiện đang được quản lý trên địa bàn TP là hơn 7,5 triệu. Trong đó, mô tô, xe gắn máy là gần 6,4 triệu phương tiện, gấp 6 lần so với xe ô tô. Đây là nguồn phát thải rất lớn nhưng vẫn bị thả nổi trong công tác kiểm soát, đo lường độc hại đối với môi trường, không khí.
Với số lượng lớn phương tiện tham gia giao thông nên lượng khí thải xả ra môi trường cũng rất lớn. Trên các tuyến phố (Tây Sơn, Trường Chinh, Giải Phóng, Nguyễn Xiển… luôn trong tình trạng khói bụi. Nhất là vào những khung giờ cao điểm, tại các ngã tư, mật độ người tham gia giao thông lớn không những gây ùn tắc giao thông mà khí thải của các phương tiện xả ra khi dừng chờ đèn đỏ gây ngột ngạt, khó chịu cho những người tham gia giao thông.
Vừa qua, chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn TP.Hà Nội đã được thực hiện làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí và xây dựng giải pháp giao thông bền vững. Trong đó gồm 5 hoạt động chính: Đo kiểm khí thải và hỗ trợ bảo dưỡng đối với mô tô, xe máy; thí điểm tiếp nhận xe máy cũ thải bỏ và hỗ trợ chuyển đổi xe mới; tham vấn ý kiến người dân và chuyên gia, các cơ quan ban, ngành liên quan về kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy; đánh giá tác động kinh tế - xã hội và môi trường của việc kiểm soát khí thải xe máy; đề xuất các giải pháp kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Trao đổi về vấn đề này, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) TS Hoàng Dương Tùng nhận định: "Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách, lộ trình chuyển đổi, loại bỏ phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Việc kiểm soát khí thải đối với xe máy đã được đề ra nhiều năm nhưng đến nay chưa thực hiện được. Đã đến lúc cần kiểm soát khí thải đối với xe máy để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí tại các đô thị, bảo vệ môi trường”.
Cùng chủ đề
“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
Sắp hạn chế phương tiện có mức phát thải cao ở Hà Nội, TP. HCM
Sắc lệnh ủng hộ ống hút nhựa của ông Trump: Lợi cho doanh nghiệp, lo cho môi trường
Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng hậu quả biến đổi khí hậu

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
17/07/2025, 15:12
Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính xác nhất
16/07/2025, 11:02
Dự báo điểm chuẩn đại học 2025: Các ngành A00, B00 giảm 2–3 điểm
16/07/2025, 10:57
Xác định 'vệt sáng lạ' trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi
15/07/2025, 14:42
TP.HCM lấy ý kiến đề xuất hạn chế xe xăng, dầu tại vùng ô nhiễm
14/07/2025, 09:59
Hưng Yên: Thu gom rác thải nhựa từ tàu cá, bảo vệ môi trường biển
11/07/2025, 15:06
Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh
10/07/2025, 10:29Công bố nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập
Về vụ cháy tại chung cư Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa), qua điều tra, nguyên nhân ban đầu xác định do chập đường dây điện người dân tự đấu nối cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện tại tầng trệt của chung cư gây cháy.
Miền Bắc nắng đỉnh điểm, mưa lớn sẽ đến trong đêm
Ngày 9/7, Bắc Bộ trải qua thời điểm nắng nóng gay gắt nhất với nhiệt độ lên tới 37 độ C; từ đêm nay, mưa lớn bắt đầu xuất hiện và có khả năng lan rộng toàn vùng. Trung Bộ tiếp tục nắng nóng diện rộng.
Cần Thơ treo thưởng 50 triệu đồng cho sáng kiến chống ngập
Chủ tịch TP Cần Thơ, ông Trần Văn Lâu treo thưởng 50 triệu đồng, tặng bằng khen và xem xét quy hoạch vị trí công tác phù hợp cho sáng kiến chống ngập.
Thông xe cầu Đồng Việt kết nối Hải Phòng - Bắc Ninh
Cầu Đồng Việt hoàn thành sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi, bảo đảm an toàn, đồng thời sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai tỉnh Bắc Ninh và TP Hải Phòng.
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại căn hộ 019, căn hộ 020 chung cư Độc Lập (TP Hồ Chí Minh).
Vùng áp thấp tiến gần Biển Đông, nguy cơ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực phía bắc của Biển Đông, nối với một vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí ở khoảng 19,5-20,5 độ vĩ bắc; 119,6-120,6 độ kinh đông.
Lần đầu ứng dụng AI trong dự báo ngập lụt do biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu 2025 của Việt Nam tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá nguy cơ ngập lụt, nhấn mạnh hiện tượng cực đoan đô thị và nước biển dâng.
Sẵn sàng khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
Dự án không chỉ là công trình mang ý nghĩa giao thông, mà còn là đòn bẩy chiến lược để thúc đẩy kinh tế, đảm bảo quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh khẩn trương lên phương án hộ đê
Trước ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên sông Thương, sông Cầu đang lên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê.