Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Ngày 5/12/2022, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5490/KH-SYT về thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Kế hoạch hướng đến mục tiêu chung là tổ chức thực hiện tốt Chương trình Sức khỏe Việt Nam giai đoạn 2021-2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế nhằm xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường vai trò và năng lực của mỗi người dân, thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trẻ được uống bổ sung vitamin A trong ngày Vi chất dinh dưỡng để phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng và góp phần tăng cường hệ miễn dịch
3 mục tiêu cụ thể gồm: bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng; thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Kế hoạch của ngành y tế xây dựng 11 chỉ tiêu để thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội đến năm 2025. Trong đó, về đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, chỉ tiêu đến năm 2025 giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 10%; khống chế tỷ lệ người trưởng thành bị béo phì dưới 12%; giảm tỷ lệ người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây dưới 35%; giảm mức tiêu thụ muối trung bình/người/ngày (gam) dưới 7 gam. Về tăng cường vận động thể lực, giảm tỷ lệ người dân thiếu vận động thể lực dưới 22% với người 18 - 69 tuổi và 60% đối với trẻ em 13 - 17 tuổi.
Đối với chỉ tiêu về phòng chống tác hại của thuốc lá, giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành dưới 37%; giảm tỷ lệ hút thuốc thụ động của người dân tại nhà dưới 50% và tại nơi làm việc là 35%. Đối với phòng chống tác hại của rượu, bia chỉ tiêu giảm tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại ở nam giới trưởng thành dưới 35%.
Ngoài ra, các chỉ tiêu khác được ngành y tế xây dựng cụ thể tại kế hoạch như chỉ tiêu về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, phát hiện và quản lý một số bệnh không lây nhiễm, quản lý sức khỏe toàn dân, chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe người lao động…
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Bình Thuận thông tin về dự án hơn 20 năm chưa triển khai do vướng mặt bằng
Herbalife Việt Nam tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các Vận Động Viên xuất sắc Việt Nam trong năm 2025
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng các Đội Tuyển Bóng Đá Quốc Gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
19/02/2025, 17:05Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
Sáng 5/2, Hà Nội đứng thứ 14 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với chất lượng không khí ở mức màu đỏ.