Đức chốt thời gian ngừng mua than, dầu Nga
Đức thông báo sẽ ngừng mua than Nga từ ngày 1/8 và ngừng nhập dầu nước này từ 31/12, trong nỗ lực giảm phụ thuộc năng lượng Moskva.

Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies tại Berlin hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi sẽ ngừng sử dụng than đá của Nga trong vài tuần nữa", Thứ trưởng Tài chính Đức Joerg Kukies phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Sydney hôm nay, thêm rằng Nga trước đó cung cấp 40% nhu cầu than và 40% nhu cầu dầu của Đức.
Ông Kukies cho hay thách thức quan trọng phía trước là lấp đầy khoảng trống năng lượng khi Liên minh châu Âu quyết định giảm 158 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga.
Thứ trưởng Đức cho biết việc thoát khỏi phụ thuộc vào đường ống dẫn dầu Druzhba do Nga xây dựng không phải vấn đề đơn giản, song cam kết sẽ thực hiện được "trong vài tháng tới".
Đức đang nhanh chóng xây dựng các trạm nhập khí hóa lỏng (LNG) để bổ sung nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, Thứ trưởng Kukies khẳng định ngay cả khi Mỹ và Qatar có thể cung cấp khoảng 30 tỷ mét khối LNG, khoảng trống năng lượng của châu Âu vẫn rất lớn.
"Chúng ta không thể cứ nghĩ rằng vấn đề này rồi sẽ qua", ông nói.
Giống nhiều quốc gia châu Âu khác, Đức phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga, đặc biệt là khí đốt và dầu. Đức hiện nhập khẩu khoảng 35% khí đốt tự nhiên của Nga, giảm từ 55% trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine.
TIN LIÊN QUAN

Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.