Dự báo tác động của suy thoái kinh tế đối với giá dầu trong năm 2023
Vào hôm 30/12, kết quả khảo sát của Reuters cho thấy: Giá dầu có thể sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, vì bối cảnh kinh tế toàn cầu sẽ trở nên u ám đi. Thêm vào đó, dịch COVID-19 lại bùng phát ở Trung Quốc, đe dọa khả năng phục hồi nhu cầu. Thị trường cũng phải đối mặt với tác động của việc thiếu hụt nguồn cung - xuất phát từ những lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.

Có 30 nhà kinh tế và nhà phân tích đã tham gia cuộc khảo sát này. Họ dự báo dầu Brent sẽ đạt mức trung bình 89,37 USD/thùng trong năm 2023, thấp hơn 4,6% so với mức dự báo của tháng 11/2022 (93,65 USD/thùng). Mặt khác, trong năm 2022, giá dầu đạt mức trung bình 99 USD/thùng.
Theo dự đoán, vào năm 2023, dầu thô của Mỹ sẽ có mức trung bình là 84,84 USD/thùng, thấp hơn dự báo của tháng 11/2022 (87,80 USD/thùng).
Ông Bradley Saunders - nhà kinh tế học tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics (Vương quốc Anh), cho biết: “Chúng tôi cho rằng, vào đầu năm 2023, kinh tế thế giới sẽ rơi vào trạng thái suy thoái, do tác động từ tỷ lệ lạm phát cao và lãi suất tăng”.
Từ đầu tháng 11, giá dầu Brent đã giảm hơn 15%. Vào hôm 30/12, trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc gia tăng và làm suy yếu đi triển vọng phục hồi nhu cầu dầu ở quốc gia này, dầu Brent chỉ được giao dịch quanh mức 84 USD/thùng.
Ông Edward Moya, nhà phân tích cấp cao tại sàn giao dịch ngoại hối Oanda, cho biết: “Tuy nhu cầu có nguy cơ suy yếu và bóng ma suy thoái kinh tế đang lớn dần, thị trường dầu mỏ vẫn bền vững”.
Hầu hết những nhà phân tích đều cho biết, nhu cầu dầu sẽ tăng đáng kể trong nửa cuối năm 2023, vì Trung Quốc sẽ tiếp tục nới lỏng đi những hạn chế phòng dịch COVID-19. Thêm vào đó, những ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách tăng lãi suất “mềm” hơn.
Theo bài khảo sát, dự kiến những biện pháp cấm vận dầu mỏ Nga, mà phương Tây áp dụng từ hôm 5/12, sẽ có rất ít tác động.
Những nhà phân tích tại ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) cho biết: “Chúng tôi không mong đợi gì từ chính sách áp trần, vốn được thiết kế để giúp cho người mua có thêm khả năng thương lượng”.
Trong tuần này, Moscow đã ký sắc lệnh cấm cung cấp dầu mỏ và những sản phẩm dầu mỏ cho bất kỳ quốc gia nào tuân thủ chính sách áp trần dầu mỏ của G7 – EU – Úc.
Công ty dữ liệu và phân tích Kpler (Pháp) cho biết: “Trong trường hợp năng lực xuất khẩu của Nga sụt giảm nghiêm trọng (nhưng chúng tôi không nghĩ điều này sẽ xảy ra), OPEC+ có thể tăng hạn ngạch sản xuất dầu để kiểm soát giá”.

Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.