Độc đáo công nghệ tái chế bằng váng sữa: Biến rác điện tử thành vàng khối 22k
Sử dụng váng sữa - thành phẩm của quá trình sản xuất pho mát, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã chiết xuất được vàng từ rác thải điện tử. Đây được coi là một phương pháp tái chế mang tính bền vững của nhân loại.
Rác thải điện tử hiện nay đang là mối nguy với toàn cầu khi để lại những tác hại xấu với môi trường với tốc độ ngày một tăng. Trong rác thải điện tử có chứa nhiều kim loại có giá trị như đồng, coban hay một lượng vàng đáng kể. Không để lãng phí kim loại có giá trị này, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã phát triển phương pháp thu hồi vàng từ rác thải điện tử như điện thoại thông minh và máy tính cũ.

Công nghệ chiết xuất vàng từ rác thải điện tử của nhóm nhà khoa học Thụy Sĩ ETH Mezzenga.
Nhóm nghiên cứu ETH Mezzenga đến từ thành phố Zurich, Thụy Sĩ đã sử dụng sợi ma trận protein để chiết xuất vàng từ rác thải điện tử. Các nhà khoa học cho biết, đây là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và hơn hết là mang tính bền vững hơn hẳn so với các phương pháp thu hồi kim loại vốn tốn kém nhiều chi phí, năng lượng và có tính độc hại phổ biến trên thị trường hiện nay.
Giáo sư Raffaele Mezzenga cho biết, phương pháp chiết xuất vàng của nhóm ETH Mezzenga dựa trên váng sữa - sản phẩm phụ được thu từ quá trình sản xuất pho mát mà chúng ta vẫn thường thấy. Bước đầu tiên cần làm là sản xuất miếng bọt biển làm từ váng sữa. Đây là một loại ma trận sợi protein. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng nhiệt độ cao và axit để biến protein váng sữa kết tủa thành các sợi nano protein giống như gel. Gel này sau đó được sấy khô thành một miếng bọt biển.

Miếng bọt biển ma trận sợi protein từ chế biến từ váng sữa.
Tiếp đến là công đoạn chính thức chiết xuất vàng trong phòng thí nghiệm. Nhóm khoa học đã sử dụng bảng mạch điện tử của 20 máy tính cũ để tiến hành chiết xuất. Sau khi lọc bỏ, các kim loại được hòa tan trong bồn axit để trở thành ion. Lúc này, miếng bọt biển làm từ ma trận sợi protein sẽ được đặt vào dung dịch ion kim loại để hút các ion vàng bám vào. Mặc dù các ion của kim loại khác cũng có thể bám vào nhưng ion vàng sẽ bám vào với số lượng nhiều hơn.
Ở bước cuối cùng trong quá trình thu hồi vàng, miếng bọt biển sợi protein sẽ được làm nóng. Bước này sẽ làm kết tinh các ion vàng thành các mảnh nhỏ. Cuối cùng để thu hồi hoàn toàn, các nhà khoa học sẽ nấu chảy và thu hồi được một khối vàng.
Ông Mohammad Peydayesh, thành viên cao cấp của nhóm nghiên cứu ETH Mezzenga cho biết, trong 20 bo mạch máy tính, nhóm đã thu hồi được 1 khối vàng nặng 450 miligram với tỷ lệ vàng là 91%, phần còn lại là đồng. Tỷ lệ này tương ứng với 22 carat.
Công nghệ chiết xuất vàng từ rác thải của nhóm ETH Mezzenga được đánh giá là hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chi phí khai thác nguyên liệu thô và chi phí năng lượng cho toàn bộ quá trình chiết xuất thu hồi thấp hơn 50 lần so với chi phí khai thác vàng hiện nay.
Không chỉ dừng lại ở việc chiết xuất vàng từ rác thải điện tử, các nhà khoa học ETH Mezzenga còn muốn áp dụng công nghệ hiện đại của mình vào các nguồn khác như rác thải công nghiệp từ quá trình sản xuất vi mạch hoặc mạ vàng. Trong thời gian sắp tới, nhóm có kế hoạch nghiên cứu sản xuất miếng bọt biển sợi protein từ sản phẩm thải ra từ quy trình sản xuất váng sữa.

TP.HCM tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
15/04/2025, 12:48
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.