Tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025

Thứ năm, 28/11/2024, 15:49 PM

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT, Nghị định 147/2024/NĐ-CP có những chính sách mới sẽ ảnh hưởng và thay đổi một số thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam.

Ngày 28/11, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức "Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025 và phổ biến Nghị định số 147/2024/NĐ-CP" với sự tham gia của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các tổ chức, doanh nghiệp và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động của lĩnh vực thông tin điện tử trong năm 2024, định hướng nhiệm vụ năm 2025 và phổ biến Nghị định số 147/2024/NĐ-CP ngày 09/11/2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị, ông Phạm Đức Long - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết: "Trong những năm gần đây, không gian mạng đã trở thành không gian sống quan trọng của nhiều người dân, giúp cho việc chia sẻ và tiếp cận thông tin ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, tăng tính dân chủ, minh bạch và công khai trong xã hội. Các loại hình dịch vụ nội dung trên mạng nói riêng và lĩnh vực thông tin điện tử nói chung phát triển ngày càng đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi về thông tin, giải trí, mua sắm của người sử dụng nhằm nâng cao chất lượng sống trong đời sống xã hội hiện đại".

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị

Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, trong 1 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận thấy, lĩnh vực thông tin điện tử đã có những đóng góp tích cực cho ngành thông tin và truyền thông nói riêng và cho đời sống xã hội nói chung.

Cụ thể, mạng xã hội trong nước đã dần thu hút được đông người sử dụng Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế, sức ảnh hưởng, tác động của thông tin trên các mạng xã hội trong nước vẫn còn hạn chế so với các nền tảng xuyên biên giới do các quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới dẫn đến các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam như tin giả, tin lừa đảo chủ yếu xuất hiện trên các nền tảng xuyên biên giới.

Các nền tảng xuyên biên giới trong năm qua đã có bước tiến tích cực trong việc hợp tác với cơ quan quản lý để xử lý các nội dung vi phạm và đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân nhận biết và cảnh giác với tin giả, tin lừa đảo. Tuy nhiên, vì hàng ngày, hàng giờ, người dùng khắp nơi trên thế giới vẫn xả "rác" lên mạng, do vậy, các nền tảng xuyên biên giới không thể chỉ xử lý các yêu cầu từ cơ quan quản lý mà cần chủ động sử dụng thuật toán để rà quét, phát hiện các vi phạ