Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Việt Nam có nguy cơ xảy ra động đất không?
Vừa qua, trận động đất hơn 7 độ xảy ra tại Myanmar đã gây thiệt hại lớn. Theo thống kê tới nay đã có hơn 2.000 người chết tại quốc gia này và dư chấn ảnh hưởng tới Thái Lan. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng khi người dân ở các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều cảm nhận rung lắc. Đặc biệt, hàng trăm căn hộ tại TP Hồ Chí Minh đã rạn nứt sau khi xuất hiện rung chấn.

Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm và cứu nạn tại các tòa nhà bị hư hại sau trận động đất ở Mandalay, Myanmar, thứ Hai, ngày 31 tháng 3 năm 2025. (Jiang Chao/Xinhua/ AP)
Những năm gần đây động đất diễn ra khá liên tục ở Việt Nam và có chiều hướng tăng dần vể tần suất. Ngay trong tuần này, ở Kon Tum xảy ra liên tiếp 3 trận chỉ trong 1 ngày.
Theo bản đồ phân vùng nguy cơ của Viện Vật lý địa cầu, động đất độ lớn cao nhất có thể xảy ra ở Việt Nam sẽ không quá 6.8, tập trung ở Tây Bắc Bộ và Nghệ An, tương ứng với màu nâu đậm. Vùng màu nâu nhạt trong đó có Kon Tum hay các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh độ lớn động đất nếu xảy ra, cao nhất từ 5-5,9. Các khu vực còn lại trên cả nước nếu xảy ra chỉ ở mức độ nhẹ, dưới 5.
Độ lớn của trận động đất được đánh giá theo thang đo moment 1-10 hoặc hơn. Trong đó, các trận động đất nhỏ hơn 4 thường không gây thiệt hại. Từ 4-4,9, mặt đất bắt đầu rung chuyển, cảm nhận rõ rung lắc và có thể làm đổ gãy cây cối. Động đất trung bình có độ lớn từ 5-5,9 nhà cửa sẽ bị rung chuyển, các bức tường hay các công trình có hiện tượng nứt nhẹ. Hầu hết các trận động đất xảy ra ở Việt Nam đều từ mức này trở xuống.
Từ 6 - 6,9 là động đất mạnh, ở Việt Nam khá hiếm gặp. Lúc này nhà cửa sẽ bị hư hại, một số nhà có kết cấu yếu có thể bị sụp đổ. Từ 7 trở lên là các trận động đất lớn có sức tàn phá trên diện rộng, phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên bề mặt đất như ở Myanmar hôm 28/3.
Đến 8-9 là động đất cực kỳ mạnh, trên thế giới cũng rất hiếm khi xảy ra. Cấp độ này có thể phá hủy mọi thứ trên bề mặt, kể cả 1 ngọn núi và thay đổi địa hình trên diện rộng. Cấp độ 10 hoặc hơn sẽ là động đất huỷ diệt.
Như vậy, Việt Nam gần như không thể xảy ra động đất độ lớn trên 7 như tại Myanmar. Nhưng các trận động đất mức độ trung bình vẫn có thể gây ảnh hưởng nhiều, đặc biệt khi xảy ra gần các khu dân cư.
Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần (Viện Các khoa học trái đất, Viện H�