Cận cảnh cây cầu ngói quý hiếm của Việt Nam trên đất Cố đô

Thứ tư, 19/09/2018, 12:34 PM

Cầu ngói Thanh Toàn (tỉnh Thừa Thiên - Huế) là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Ngày nay, cây cầu thu hút đông đảo du khách thập phương về tham quan, dừng chân nghỉ mát.

can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cách trung tâm TP Huế khoảng 7km về phía Đông Nam, từ lâu, cầu ngói Thanh Toàn là điểm đến trong hành trình khám phá mảnh đất Cố đô Huế của du khách trong và ngoài nước.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cây cầu bắc qua con mương ở làng Thanh Thủy Chánh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu được làm bằng gỗ, hình võng, dựng theo lối “thượng gia, hạ kiều” (trên nhà, dưới cầu).
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Theo tìm hiểu, cây cầu này được xây dựng vào năm 1776.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Cầu này do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo (vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông) cúng tiền cho làng xây dựng để dân làng qua lại và lữ khách phương xa dừng chân lỡ bước, nghỉ ngơi.
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
can-canh-cay-cau-ngoi-quy-hiem-cua-viet-nam-tren-dat-co-do
Để tưởng nhớ công lao của bà, vào năm 1925, vua Khải Ðịnh đã ban sắc phong thần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò và lệnh cho nhân dân lập bàn thờ ở giữa cầu để thờ cúng bà.