Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT xăng dầu
Nhằm bảo đảm tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động thế giới, Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut..
- XS Vietlott 23/9 - Kết quả xổ số Vietlott 6/45 thứ 6 ngày 23/9/2022
- Kết quả xổ số Miền Bắc ngày 23/9/2022 - XSMB 23/9 - Dự đoán XSMB thứ 6
- XSMB 23/9 - Trực tiếp Xổ số miền Bắc 23/9 - KQXSMB 23/9 - SXMB 23/9 - XSMB thứ 6
- Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 23/9/2022 - XSMN thứ 6 - Dự đoán XSMN 23/9
Điều chỉnh giảm thuế trước biến động của thế giới
Trong bối cảnh giá xăng dầu trên thị trường thế giới dự báo tiếp tục diễn biến khó lường, khó dự báo, để đảm bảo tính kịp thời trong việc ổn định giá xăng dầu trong nước trước biến động của giá xăng dầu thế giới, góp phần giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần kiềm chế lạm phát thì giải pháp giảm thuế cũng cần đặt ra.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có công văn số 9691/BTC-CST lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và thuế giá trị gia tăng đối với xăng, dầu. Thời gian áp dụng 6 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ để trình Quốc hội giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm 2 mức thuế trên đối với xăng dầu. Cụ thể, giảm tối đa 50% mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (bao gồm cả xăng E5, E10) và giảm tối đa 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với xăng các loại, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn.